Trên con đường mình đi, trải qua rất nhiều những thay đổi tùy theo lứa tuổi. Lúc nhỏ mình muốn trở thành người lớn để có thể làm bất cứ điều gì mà không bị cấm cản. Khi chúng ta còn nhỏ có phải làm gì cũng bị người lớn ngăn cản họ hay nói đừng làm cái đó, con nít không được đụng vào cái này cái kia. Hể cứ đi ra ngoài mình thấy đồ chơi muốn chạy lại để sờ một chút mà lại bị ba mẹ cấm nói là: Con không được đụng, đụng vô nó hư hay đụng vô nó bể đồ người ta. Đến nhà hàng xóm chơi thì lại nói là đừng bước vào ở ngoài chơi đi, vào ồn ào quá không chịu nỗi. Việc để mong muốn lớn cho nhanh nhanh để làm gì cũng được, muốn đi đâu thì đi. Thích làm gì không ai cấm.
Rồi khi lớn lên đến giai đoạn thích làm gì cũng được lúc đó mới nhận ra tuổi trẻ qua đi nhanh quá, giờ lớn rồi mình muốn làm gì thì làm nhưng không biết làm gì cả. Rồi có 1 hôm vô tình mình xem một đoạn video những người đứng thuyết trình họ đứng trước đám đông rất tự tin nói, những lời họ bộc ra làm người khác mê hoặt, mình bắt đầu tìm hiểu thì có một khóa học về học cách nói chuyện trước đám đông, tên website là Toastmaster. Mình bắt đầu đọc thông tin tìm hiểu và sau đó muốn đăng ký học. Vì chương trình này có cho người ta tham gia với vị trí là khách không cần phải trả tiền. Vì mình muốn đăng ký nhưng cọi như đi để xem có đúng cách mình muốn thì đăng ký sau cũng không sao.
Lần đầu tiên mình đi đến một buổi học thử vì đây là chương trình dành cho tất cả mọi người. Dĩ nhiên là mở cửa tự do. Phải chịu khó mới tìm ra được vì chổ đó nó ẩn phía bên trong và ở tận lầu 2,bên ngoài là của hàng tiện lợi. Mình vào và hỏi nhân viên cửa hàng tiện lợi thì họ mới chỉ lên lầu. Lúc đầu mình đến và đứng bên ngoài cửa kiến nhìn vào thấy mọi người đang họp bên trọng, không ngần ngại tiến vào hỏi thì có cô nói cứ vào đi. Sau khi bước vào thì phía bên trái ngay cửa chính được bày biện bởi nước và các loại bánh ăn nhanh rất lịch sự, cách bày biện đó giống như các buổi hội thảo tôi hay đi ở các triển lãm. Tôi tiến vào và tìm ghế để ngồi. Thường người ta ngồi phía trên nhưng tôi thích ngồi phía dưới để được nhìn tất cả mọi người và nhìn được bao quát hơn. Khi tiến vào và tìm được chiếc ghế cho mình tôi quan sát bên trên thì các bạn tầm 20 đến 35 tuổi họ đứng nói chuyện và tôi nhận ra đây là một chương trình có sự sắp xếp hình như rất bài bản chứ không phải chỉ đơn giản như buổi họp mặt. Tất cả rất chuyên nghiệp. Từng người đứng nói và có 1 cô gái phía trên đưa tấm thẻ lên. Tôi nhớ là có 3 tấm thẻ với màu khác nhau, Màu đỏ, Màu Xanh và Màu Vàng. Lúc đó tôi biết là họ đang chơi 1 trò chơi và họ có quy luật mà tôi không biết đó là luật gì. Lần đầu tiên tôi tham gia nên rất khó hiểu họ làm gì.
Đây cũng là điều tôi muốn ghi lại là khi chúng ta tham gia vào một một trường nhóm nào, việc đầu tiên mình chỉ cần tham gia, ngồi nghe họ nói, xem họ đang làm gì, cố gắn đặt những câu hỏi về những gì bạn chưa biết, vì điều này nó làm cho bạn biết nhanh luật chơi hơn. Dĩ nhiên nếu bạn tham gia lâu thì bạn cũng sẽ biết thôi. Nhưng với tôi thì tôi thích tìm hiểu liền, cái gì không biết tôi phải hỏi liền. Bắt được ai nhìn tôi hay đứng gần, ngồi gần tôi sẽ ghé miệng mình vào tai họi và hỏi. Tôi đặt những câu hỏi như Bạn đó nói gì vậy? bạn có thể giải nghĩa cho tôi hiểu được không? hay Cái tấm thẻ đó là để làm gì vậy? tại sao chị đó lại đưa lên lúc màu này, lúc màu kia. Và đây là phương pháp tôi tham gia vào một tổ chức và muốn biết sớm luật chơi ở đây nó như thế nào. Vì điều này nó sẽ bỏ qua nếu mình tự tìm hiểu nhưng tôi không thích đoán, cái gì không biết tôi hỏi. Tôi thích ngồi 1 chổ im lặng và cố gắn quan sát, quan sát cách người ta mặc đồ, từng khuôn mặt của từng người….
Khi tôi quan sát thì thấy Lần đầu tiên sẽ có 1 người MC tức người dẫn chương trình ra để đứng nói chuyện, sau đó người MC sẽ mời từng người ra nói chuyện. Họ có 1 chương trình hay 1 đề tài được nêu ra về 1 đề tài nào đó. Hôm đó tôi đi là đề tài bằng tiếng anh. Tôi nhớ hình như nó nói về The Butterfly Effect tức dịch ra tiếng việt là Hiệu ứng cánh bướm – (*) . Sẽ có nhiều câu hỏi. Cô Mc sẽ cho mọi người xung phong dơ tay và được gọi lên nói về đề tài này. Tầm 10 người lên nói, mỗi người nói theo cách nghĩ của mình. Vì đây là đề tài mở – tức bạn sẽ nói theo cách nghĩ của mình chứ không phải đề tài khoa học nên không cần có con số hay chứng minh rõ ràng, tất cả là cảm nhận riêng, cách chúng ta nhìn nhận vấn đề.
Đây là giai đoạn tôi tìm hiểu, trong suy nghĩ của tôi lúc đó là: Đây là lý do tại sao có những người giàu có trên đời này, họ giàu có là họ được tham gia học những chương trình này, còn tôi chưa bao giờ học nên khi tôi nghèo cho đến bây giờ cũng đúng. Tôi nghĩ rằng không phải dễ để tìm và học đúng cái mình cần trên con đường làm giàu. Và đây cũng là bước trên con đường làm giàu của mỗi người. Ai tiếp cận được thông tin thì người đó nhanh chóng thay đổi tư duy suy nghĩ của mình.
Tôi bắt đầu học hỏi. Tôi muốn học hệ thống ở đây nó chạy như thế nào, Vì khi mình là người được người khác dẫn dắt mình chỉ là khán giả, với tôi tôi muốn trở thành người biết bên trong gốc rễ vấn đề, Cách tôi nhìn nhận bao quát và đặt câu hỏi là: Tại sao người ta lại làm được 1 chương trình này trên toàn thế giới. và họ điều khiển, vận hành nó như thế nào? Người chủ nó là ai? ai là người đào tạo những người MC, Người ngồi rung chuông khi một diễn giả đứng nói lố thời gian, ai sẽ là người sắp xếp tổ chức chương trình này. Người điều khiển âm thanh, ánh sáng, người chạy chương trình trên máy chiếu…Tôi muốn biết tất cả. Vì khi bạn biết thì bạn mới nắm được hệ thống nó chạy như thế nào và biết bên trong nó. Có lẽ đây là con người của tôi vì tôi yêu thích tìm hiểu gốc rễ vấn đề hơn là phía bên trên ngọn và lá.
Vì lần đầu tiên đến tôi chỉ quan sát để hiểu hơn. Dĩ nhiên sau lần thứ 1 tôi muốn đến thêm lần thứ 2, có lẽ 1 buổi chưa học được gì. Tôi cố tình đến lần thứ 2 để học hỏi thêm, nhưng lần thứ 2 tôi đến thì họ không mở cửa vì chương trình này cách tuần họ tổ chức. nghĩa là tuần này tổ chức tuần sau nghỉ và tuần tiếp theo tổ chức lại, tổ chức cách tuần là vậy.
Lần thứ 2 tôi tham gia. Vẫn đi xe đến thì lần này quen hơn, tiếp xúc nói chuyện nhiều hơn, tôi cố gắn học hỏi tham gia. Tôi cũng cố gắn phát biểu, lần đầu tiên tôi đứng nói trước đám đông, dĩ nhiên ý tưởng bị trung lắp, vì tôi không phải người thông mình nên khi hỏi tôi câu gì phải có thời gian suy nghĩ trả lời, tôi rất khó suy nghĩ ra được điều gì khi bắt tôi phải trả lời nhanh và ngắn gọn. Tôi cũng không biết tại sao. Trong đầu tôi suy nghĩ có lẽ tôi không thông mình và có IQ cao nên không trả lời nhanh được. Kệ tôi không quan tâm cứ nói những gì mình nghĩ. Khi tôi nói không có cơ hội quay phim, lần sau tôi cố gắn quay phim khi mình đứng nói để sau này xem mà chỉnh sửa. Ngồi dưới mình sẽ thấy cái sai của người khác và suy nghĩ nếu là mình, mình sẽ không nói người người ta, nhưng khi mình lên đứng nói mình còn thua họ. Đây là điều mình cần cải thiện để khi nói chuyện trước công chúng nó tạo ấn tượng và dấu ấn để lại là truyền được cảm hứng cho ngươi khác. Tôi nghĩ đây là mục đích cuối cùng của người diễn thuyết là làm sao để từng lời nói của mình truyền đến cảm xúc và tạo dấu ấn, cảm hứng khơi dậy cảm, còn ý nghĩa giao lưu và kết nối nó chỉ là phụ. Vì tôi thấy thường các cha giảng đạo nó là những người làm việc này.
ai cũng có thể giam gia và muốn mở rộng thì đăng ký đóng tiền.
giai đoạn 1. Thấy người khác muốn bắt chước
giai đoạn 2. Muốn tìm hiểu
giai đoạn 3 học hỏi
giai đoạn 4 vào chơi
giai đoạn 5 trở thanh dân chơi
The Butterfly Effect (Hiệu ứng bướm) là một khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn, mô tả cách mà những thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu của một hệ thống có thể dẫn đến những kết quả lớn và không thể đoán trước trong tương lai.
Cụ thể, tên gọi này xuất phát từ hình ảnh một con bướm vỗ cánh ở một nơi nào đó có thể gây ra cơn bão ở nơi xa. Điều này nhấn mạnh rằng ngay cả những hành động nhỏ cũng có thể có tác động to lớn trong một hệ thống phức tạp.
Hiệu ứng bướm thường được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm khí tượng, kinh tế, và khoa học xã hội, để minh họa sự nhạy cảm của các hệ thống với những biến đổi nhỏ.