- Giới thiệu về con sông trà khúc
Tôi được sinh ra trong gia đình nhiều thế hệ ông bà nội ngoại được gọi là f1, gốc gác người Quảng ngãi, tôi sinh ra và lớn lên đất Quảng ngãi là máu thịt tôi. Lúc còn nhỏ tôi được ăn cá bống sông trà, biết bờ xe nước biết cầu trà khúc, núi ấn. Tôi có một người bạn cùng vách sát nhà tôi tên là Sơn trà, cái tên mang hết cả nuối sông quảng ngãi vào mình.
Ngày còn nhỏ tôi thường đến dòng sông này để nhìn những trận nước lũ kéo về vào tháng 10 hàng năm mang theo những cây khô từ núi xuống lúc đó người dân cột dây vào lưng quần nhảy xuống kéo vớt những nhánh củi khô về chụm ( đốt) nấu cơm, nấu bánh tét. Nơi bạn sinh ra thì mang nhiều kỹ niệm sâu sắc mỗi khi đi xa.
Tôi còn nhớ lúc học cấp 2, những đứa bạn sống dọc theo sông trà khúc nó rủ tui đi bơi sông, lúc đó tôi không biết bơi mà dám đứng ở bờ đất cao để nhảy xuống nước, chổ nước sâu để lúc nhảy xuống được nước đẩy cơ thể mình trồi ngược lên, lúc tụi nó đi vào thì tôi là người nhảy cuối cùng tôi muốn nhảy thêm cái cuối rồi mới chịu vào, lúc nhảy xuống khi trồi lên tụi bạn đi 1 quản đường làm tôi bơi theo nhưng bị hụt chân xém ngợp nước thì mấy đứa bạn nghe tôi gọi cướu cướu tụi nó đi lại lôi tôi vô bờ. Từ đó tôi nhớ mãi kỹ niệm này.
Một kỹ niệm nữa là anh bạn Sơn trà có ông anh chạy xe chở cát. Lúc anh chạy xe ra bãi cát sông trà khúc để lấy cát chúng tôi đi cùng, được ngồi trên xe phía trước trong buồng cabin để đi theo. Ở sông trà khúc này có rất nhiều cát vàng đẹp, xe chở cát chạy thẳng xuống sông chổ cát bồi cao để cho mấy anh chị cầm sẳng xúc cho đầy xe, lúc đó họ xúc bằng tay chứ không có máy hút cát như bây giờ. Họ xúc cát còn chúng tôi chạy lên những ụ cát to trượt xuống, lúc tôi còn nhỏ nhìn bãi cát lớn vô tận mà không biết đâu là bờ sông, người chúng tôi thấp nên những đụn cát cao che hết không thấy bờ sông. Tất cả nhà trong thành phố được xây dựng đều dùng cát ở con sông này. Con sông này có món ăn nổi tiếng là cá bống sông trà.
- Chuyến về thăm quê cùng gia đình ngắn 4 ngày. Năm nay Tết gia đình tôi không về quê, chúng tôi không về tết như mọi năm, nên sau tết chúng tôi nghỉ vài ngày để tranh thủ về thăm ông và ngoại.
- Ấp ủ một kế hoạch chinh phục điều đáng sợ mà mọi người hay truyền tai nhau về cầu trường xuân. Tôi rất thích bơi nên mỗi khi nghĩ đến bơi là tôi nghỉ đến con sông quê hương tôi, nó mang một ý nghĩa sâu sắc cho cuộc đời từ khi lớn lên và sinh ra ở đây, dọc bờ sông là người dân sinh sống và nhà tôi cách con sông chưa đầy 3 km, và nó nằm ngay trong thành phố, giống như mạch máu nuôi dưỡng hết người dân nơi đấy quảng. Tôi cũng không ngoại trừ uống nước chính dòng sông này, đây là cửa sông chảy ra biển đông nên nó cũng có 1 đoạn nước lợ, loại nước sông pha nước biển. Nên đây cũng là lý do tôi muốn trải nghiệm trên chính con sông này, lần nào tôi về quê cũng nghĩ một ngày nào mình biết bơi để được đến đây bơi lội. Và lúc này là thời điểm thích hợp nhất.
- Khảo sát dòng sông mình muốn bơi
– trên bảng đồ thông tin internet tôi có tra trên Google map để tìm hiểu nước sông nhiều hay ít thời điểm tháng 3, mùa này mưa không lớn nên bãi sông lộ ra rất nhiều bãi cát và nhiều trũng nước, giống như hồ bơi lộ thiên, nhìn trên google map chụp hình vẫn thấy từng hồ nước nhỏ.
Ngày đầu tiên tôi đi xe máy chạy lên cầu sắt, hồi nhỏ tôi có 1 vài lần đi qua mà cảm giác sợ, vì vừa đi vừa suy nghĩ lỡ rớt xuống thì toi mạng, mà chắc rớt chưa tới nước là tim đã búng ra ngoài rồi. tôi chở đứa cháu ngồi sau để cho nó quay phim toàn cảnh nhìn trên cao, đầu cây cầu là một con đường nhỏ leo lên dốc cao tầm 30 độ nên đi xe lên cũng vất vã, sau khi lên tới chân cầu sắt là mình nhìn thấy toàn cảnh, xa xa là các rãnh người ta đang trồng dưa hấu, phải 2 tháng nữa dưa mới thu hoạch, nhìn phía xa là nước bao la, xa hơn 1 chút là cây cầu thạch bích
-vạch kế hoạch chuẩn bị đồ bơi
-khảo sát ngày đầu, khảo sát từ người dân xung quanh
-khảo sát tìm kiếm người dân địa phương có ghe và là người biết bơi, hiểu về con sông.
-khi bơi đều gì làm tôi lo lắng sợ hãi. Tôi đã bơi nhiều trong hồ bơi và bơi liên tục nhiều giờ không nghĩ. Nhưng khi ra sông lúc đứng trên cầu nhìn xuống hay đứng mé sông thì cảm thấy con sông bé nhỏ, khi xuống nước mới thấy sự hùng vĩ của con sông, nó như rộng lớn và muốn nhấn chìm mình lúc nào cũng được, từng đợt gió lùa vào người và nước mặt sông gơn sóng thôi mà mình cảm giác như muốn ngợp rồi thì bơi gì được.
Lúc đầu tôi nghĩ mình bơi sải thì nhanh thôi nhưng bơi sải không đươcj nên tôi chọn phương pháp thay vì bơi sải mình bơi ếch ngẩn đầu vì khi mình bơi sải lúc mặt mình ở dưới nước tối hù mình không đoán được dưới sông có gì, đều lo lắng thứ 2 là anh chèo thuyền ở trên có làm gì mình khi ra giữa sông hay không? Vì khi tôi nhờ là anh nhận giúp liền cộng với con sông nhánh cầu trường xuân là bao nhiêu người mất mạng ở đây, gọp chung nhiều thứ làm minh suy nghĩ lo sợ, khi sợ thì khó mà thở được, tôi đã kinh nghiệm nhiều lầm rồi, khi nỗi sợ biến mất mình mới thực hiện được.
Bơi được nữa đoạn đường tôi gặp một ụ cát ngay giữa sông tôi có thể đứng lên được, ụ cái này là khúc bồi ngay mố chân cầu khi nước chảy quả 2 cột cầu ở giữa giòng nước tụ lại kéo theo cát tạo thành ụ cát nỗi, cảm giác đứng giữa sông xung quanh là nước, cảm xúc lúc này thật hùng vĩ và mình như hoà vào thiện nhiên rộng lớn đứng giữa biển, lúc này tôi nhìn con sông như biển chứ không nhỏ.
5. Chờ đợi thời tiết tốt, chờ vài ngày khi có cơ hội là mình làm ngay
- Lập kế hoạch kết hợp chuyến đi thăm gia đình cùng với kế hoạch thực hiện kế hoạch, mục tiêu dạy cách kế hợp chuyến đi với kế hoạch kèm theo 1 chuyến đi cho nhiều kế hoạch.
- Khi mình đi đâu cũng nên suy tính trước lập kế hoạch 2 kế hoạch 3 kế hoạch cho cùng 1 chuyến đi để giảm thời gian đi lại nhiều lần, phần lớn những chuyến đi xa làm mình mất nhiều thời gian nhưng trải nghiệm lại ít, muốn đi lần 2, lần 3 cũng khó nên hãy nghĩ nên làm gì khi đến đó. Nếu thấy hợp lý thì lên kế hoạch và tiến hành hoặc mình có thể chậm lại để kết hợp với 1 chuyến đi khác. Tôi thích về quê một phần là thăm gia đình và ăn những món ăn ngon nơi tôi sinh ra vì hương vị khó phai mà đi đâu cũng nhớ.
- Cảm xúc trước khi thực hiện, cảm xúc lúc thực hiện, cảm xúc sau khi thực hiện
- Vấn đề khi người nghèo nghe tin mình, người giàu khi nghe tin mình.