Thường những quốc gia hạnh phúc họ cạnh tranh bên trong, họ được giáo dục dạy chọ họ cách tạo ra sản phẩm mà sản phẩm đó do chính mình làm ra, và cái mình làm ra phải là của mình, giống hay khác không quan trọng, miễn là do mình làm, nếu giá trị nó mang lại cao thì họ được nhiều ích lợi.
José Mujica là tổng thống thứ 40 của Uruguay người tổng thống được cho là nghèo nhất từ trước tới nay. Ông là một chính trị gia nổi tiếng vì lối sống giản dị và triết lý sống khiêm tốn. Trước khi ông lên làm tổng thống ông đã là Bộ trưởng Nông nghiệp. Mujica sống trong một trang trại nhỏ ở vùng nông thôn, thay vì cư trú trong dinh thự tổng thống. Ông thường đi lại bằng chiếc xe hơi cũ và không quan tâm đến những tiện nghi xa hoa, José Mujica là một hình mẫu cho những nhà lãnh đạo sống khiêm tốn, nhấn mạnh rằng sự giàu có thực sự nằm ở những giá trị nhân văn và lòng nhân ái.
Ở Việt nam mình có Chủ tịch nước Tôn đức Thắng có lẽ ông là người xuất thân từ gia đình nông dân từ đó nó ảnh hưởng đến con người của ông không biết đến cuộc sống xa hoa. Trong suốt cuộc đời chính trị, Tôn Đức Thắng luôn sống giản dị. Ông không thích những tiện nghi xa hoa, thường xuyên từ chối các phúc lợi mà chức vụ mang lại. Phần lớn cuộc đời của ông tham gia vào chính trị là để tạo giá trị cho nhiều người. Ông thường xuyên đi thăm và gặp gỡ người dân, lắng nghe ý kiến và tâm tư của họ. Điều này giúp ông hiểu rõ hơn về đời sống của nhân dân và đưa ra những chính sách phù hợp. Cuộc đời ông là hành trình cống hiến cho cách mạng và độc lập dân tộc. Ông đã hy sinh nhiều thứ cá nhân để phục vụ cho lý tưởng chung và sự phát triển của đất nước.
Ở những người sống thiếu thốn hạnh phúc họ thích cạnh tranh bên ngoài, vì việc cạnh tranh bên ngoài mang lại lợi ích hơn cho họ, Nhiều người nghĩ rằng ai đó đi một chiếc xe sang trọng hay khoác bộ đồ mắc tiền thì được người khác tôn trọng, bạn hãy đến những nơi họ không biết bạn là ai, từ khi bạn bước vào gia nhập với họ thì chỉ cần bạn có bề ngoài lộng lẫy họ sẽ đối xử khác với khi bạn mặc đồ hay đi xe không mắc tiền. Ở đất nước nào cũng vậy cũng có nhiều người thích cuộc sống xa hoa khi họ không chịu làm việc, và ngược lại nhiều người ở địa vị cao họ không thích cuộc sống xa hoa nhiều của cải vật chất.
Đó là giáo dục dạy cho họ làm cái gì cũng phải giống người khác, khác với khuôn khổ là khác lạ và họ khó chấp nhận. người ta nói khác người, họ đánh giá rất nặng nề khi ai đó làm khác. Họ đi theo thói quen. Chính vì vậy nhiều người họ thường thích đi theo thói quen làm ra nhiều tiền mặc dù họ không thích công việc đó. Ngày xưa lúc tôi ra trường mỗi lần ngồi với đám bạn là tụi nó hỏi bây giờ làm gì? cái gì nổi lên là chạy theo, rồi sau 1 năm làm ăn thất bại tụi nó lại ngồi cùng nhau và hỏi cái gì giờ làm ngon ăn, một số quán cafe mở ra rồi sau đó 1 đến 2 năm là dẹp bỏ, có nhiều người không thích việc đi buôn đất, bán nhà nhưng nghe người bạn nói làm nhà đất giàu có và họ rỉ tai với nhau bày cách này đối phó cách kia rồi rủ bạn bè vào làm chung, có khi thành công được 1 lần bắt đầu lấy đó làm ý tưởng phát triển, nhưng sau một khoản thời gian rồi cũng dẹp bỏ. Nhiều bạn trai trẻ sẽ hỏi tôi vậy có anh kia sao bây giờ giàu có mặc dù anh chả biết gì về ngành nhà đất. Cái đó nó chỉ là một số nhỏ, nếu muốn chỉ dạy cho người khác cách làm chắc chắn sẽ khó. Vì nếu chỉ được thì cả thế giới ai cũng giàu có như anh rồi.
Ngày nay những cái bẩy hình ảnh trên máy tính, những người thiếu thốn tình yêu, thiếu tiền, thiếu hạnh phúc nên họ thường đăng những tấm hình chụp sự thành công nhưng bên trong họ không có gì để người khác phải học hỏi. Vì nếu là người họ có sự hạnh phúc thì của cải không phải là tất cả, vì nó chỉ là phương tiện để mình đi nhanh hơn. Giống như khi mình có tiền mình sẽ mua vé máy bay hạng thương gia được ngồi ghế rộng hơn thoải mái hơn được đi trước, còn những người ít tiền thì họ ngồi ghế sau, nhưng nếu để đánh đổi hết giá trị sống để có tiền rồi mua ghế hạn thương gia cũng không tạo nên giá trị con người được. Nếu ai đó họ không coi trọng giá trị bên ngoài thì với anh có bộ đồ đẹp họ cũng không qua tâm. Vì ngày nay có số người sống chạy theo giá trị bên ngoài nhiều hơn người theo đuổi giá trị bên trong nên người ta cứ coi đó là lẽ đương nhiên, vì số đông thường hơn số ít.
Khi mình tạo ra một sản phẩm cũng vậy trươc khi làm mình phải xem sản phẩm của mình làm đã có ai làm chưa? Mình làm giải quyết cái xã hội chưa có, cái có rồi mình đừng làm nữa đừng cố gắn làm cho giống sản phẩm của người khác vì nó sẽ mất đi tính sáng tạo, suốt ngày mình cứ đi nhìn sản phẩm của người khác làm như thế nào rồi mình làm theo, khi làm được rồi thì sản phẩm mình bán ra sẽ không thể cao bằng sản phẩm trước đó được. Mình làm một sản phẩm cao cấp hơn sản phẩm người khác làm, cải tiến từ sản phẩm của họ để tạo ra một sản phẩm của mình có nhiều tính năng hơn, lúc đó mình có thể bán giá cao hơn. Đây là cách mình cạnh tranh bên trong.
Ngày trước tôi còn học cấp 1 ở trong phường của tôi một khi có 1 cửa hàng đang bán thuốc tây, thuốc uống thì bạn đi cách đó vài kilomet cũng không tìm được ai bán thuốc giống vậy, hay lúc trước ba tôi làm nghề may cũng vậy, cả phường chỉ có mỗi mình ba tôi may đồ, hay lúc tôi còn nhỏ ở gần nhà tôi có 1 người chuyên rèn dao, nếu ai muốn rèn dao thì đến đúng chổ đó là làm không cần đi đâu để làm, vì có đi đâu cũng không tìm thấy. Vì ngày xưa họ có văn hóa là hễ trong họ hàng hay ai đã làm rồi thì họ chỉ nghĩ tìm cái việc khác để làm vì họ mở ra giống công việc của người đang làm họ mắc cỡ. Nhưng ngày nay thì khác 1 còn đường có đến mấy quán bán giống nhau, và họ cạnh tranh về giá cả khốc liệt, dẫn đến vấn đề bóp bớt vật tư, ít thịt hơn, ít bún hơn, ít cafe hơn. Hoặc có người tìm cách thay đổi màu sắc thị heo để bán cho khách hàng và tư vấn đó là thịt bò, nói với người tiêu dùng là thị bò và giá rẻ hơn bên quán kia. Nhiều người cũng làm giống vậy và nó đã trở thành một thị trường mà người tiêu dùng không biết ai làm đúng ai làm sai. Nhiều người cứ nghĩ mình làm ra sản phẩm bắt mắt, làm ra sản phẩm lừa được nhiều người thì họ sẽ có được nhiều tiền của. Nhưng họ là những người thiếu thốn về hạnh phúc nên họ mới cố gắn làm sai trái để có tiền mua hạnh phúc và bình an. Họ lại vô tình làm tổn thương chính bản thân họ.
Bạn cứ ra chợ xem, họ toàn cạnh tranh bên ngoài, để tìm một người cạnh tranh bên trong thì cái quán tiệm nó rất hạn chế, bàn ghế cũ kỹ. vì họ không bán được hàng với chất lượng cao. Vì để có sản phẩm chất lượng cao họ phải dùng đúng thịt thật và nấu bằng kinh nghiệm của mình, dĩ nhiên giá thành sẽ cao hơn mấy quán bán hàng không đúng chất lượng. Người tiêu dùng họ cũng không biết lựa chọn cái nào đúng cái nào sai, vì họ chỉ cần rẻ tiền là được. Nên họ đẩy những người làm ăn đúng lại bán ít được hàng.
Cạnh tranh bên trong nó sẽ làm cho bạn phát triển chậm nhưng đổi lại khi phát triển được rồi nó sẽ tồn tại rất lâu, và giá trị bạn mang lại rất lớn cho xã hội, còn cứ thích cạnh tranh bên ngoài bạn sẽ tiếp tục tìm cách hơn người khác bằng những cái bên ngoài, mà để chạy theo cái bên ngoài bạn phải mất nhiều hơn là giá trị cốt lõi không có, người đến với bạn cũng chỉ là những người thích cái bên ngoài trước sau gì họ cũng rời đi. Còn những người sống chất lượng họ luôn ở lại vì giá trị mãi mãi.