Phương Pháp Nói Chuyện Với Đối Tác Hợp Tác.

Muốn hợp tác làm ăn với đối tác những người mới, mình phải hiểu là mình đang làm vấn đề gì. Hiện tại thế mạnh của mình về hàng hóa gì, sản phẩm gì, đây là mục tiêu gặp gỡ đối tác. Mục đích nói chuyện với đối tác là để họ hiểu mình đang làm gì, vì không thể bê tất cả hàng hóa hay công ty cho đối tác xem nhìn đánh giá được, mà mình truyền tải lại những kiến thức đang có cho họ hiểu bằng ngôn ngữ. Chỉ qua kinh nghiệm làm việc chúng ta mới biết cách phải nói điều gì, điều gì nên nói, điều nào cần thiết nói và điều gì không cần thiết để nói.

Giống như khi chúng ta đọc 1 cuốn sách, không thể nào đọc mà nhớ hết tất cả rồi mang cuốn sách ra trình bày cho người khác. Nhưng để nhớ nội dụng, nhớ về những gạch dầu dòng là đủ để truyền đạt cho người đối tác mình hiểu được. Giống như khi chúng ta đi xin việc, vì thời gian có giới hạn. Hồi trước kia tôi đi xin việc làm ở nhiều công ty, trong đơn xin việc tôi có ghi hết những tài năng mình có rồi nộp cho công ty cần tuyển dụng. Khi họ đọc xong thư mình nộp họ sẽ hẹn ngày để đi phỏng vấn, lúc đầu có những công ty họ cho người quản lý gặp trực tiếp tôi để nói chuyện, họ dựa vào thư tôi gởi từ trước để phân tích những gì tôi làm được, mục đích họ đặt câu hỏi là muốn xác nhận mình có làm được việc hay không.

Cái mình cho họ biết là mình làm được gì, cái gì mình không làm được. Điểm mạnh và điểm yếu của mình để đối tác họ biết và dùng mình cho những việc họ đang thếu. Phương pháp này giúp cho quá trình hợp tác trở nên dễ cho 2 bên, mau mau phát thanh cho họ biết là cái gì mình không làm được để họ tránh, để không phải mất thời gian cho cả họ và mình. Vì đây là phương pháp giao tiếp giữa người với người, khi mình đã có hệ thống rồi thì sẽ có những trang giấy viết về bản thân mình, như một số cuốn cataloge – Cuốn sách tầm chục trang nói về sự hình thành và phát triển từng giai đoạn để đối tác họ chỉ cần đọc vào là họ hiểu có phù hợp hay không. Nhưng thực tế chúng ta không thể cầm cuốn cataloge để chìa vào mặt đối tác nói anh chị đọc đi rồi tự hiểu chúng tôi là ai.

Việc giao tiếp là tự nhiên nhất, vì giao tiếp bằng phương pháp nói chuyện nó có cảm xúc, nếu tích cực nó sẽ tích cực, nếu không tích cực chúng ta cũng có thể điều hướng để trở nên tích cực hơn. Việc giao tiếp giữ người với người mọi lời nói có cảm xúc bên trong, khi chúng ta nói sai hay nói không đúng, người khác phản ứng chúng ta cũng có cách để giải thích cho họ dễ dàng để chấp nhận hơn. Còn với 1 tờ giấy hay giao tiếp qua tin nhắn hay điện thoại nó sẽ không thấy được đối tác mình họ đang muốn điều gì vì chúng ta không thấy được cảm xúc của họ. Còn qua tin nhắn nó sẽ khó hiểu vì ngôn ngữ bằng chữ viết nó khó diễn tả hết, hay lột tả hết hàm ý ta muốn nói. Rồi nhiều khi dẫn đến sự hiểu lầm rồi cũng khó giải thích.

Khi trực tiếp gặp mặt đối tác mình cũng nói luôn hướng đi của mình, mục tiêu mình đang làm, nếu cùng mục tiêu thì cùng hợp tác, còn không đúng mục tiêu mình tránh để không mất nhiều thời gian của nhau. ng ngại ngùng và đừng suy nghĩ nếu mình mắc sai lầm. Dĩ nhiên có nhiều chổ trịnh trọng hay nhiều cuộc gặp gỡ càng ít sai lầm càng tốt, phần lớn những chổ đó là họ đã có kịch bản rồi, họ đã thực tập nhiều lần rồi, khi lên sân khấu họ như những diễn viên và không mắc sai lầm. Còn chúng ta giao tiếp là giao tiếp tự nhiên có khoản trống để giải thích, có thời gian để giải bày. Việc chúng ta tìm hiểu nhau để hiểu nhau hơn là chuyện bình thường. Nếu đối tác họ có khó chịu hay không thích điều gì mình cũng có thể hỏi thẳng. Tại sao anh chị thấy điều này là không đúng, anh/chị có thể giải thích để tôi được mở mang kiến thức mới được không? Mình giao tiếp với tâm trạng và tâm thế cởi mỡ, không điều gì phải ngại ngùng.

Hợp tác là cả 1 chuỗi dài tìm hiểu về tính cách và cách thức họ đang làm. Cái quan trong là tính cách trước rồi mới tính tới lợi ích, Dĩ nhiên có những đối tác chỉ dừng lại ở lợi ích thì mình hợp tác chỉ đúng 1 mục đích thuận lợi cho cả hai, còn đối tác mà mình muốn họ cùng với mình để hình thành 1 team – 1 đội thì cần phải có tính cách tốt, họ với mình tăng lên 1 mức độ vừa lợi ích, vừa bạn bè, vừa là đối tác tốt. Chúng ta chỉ có cách luyện tập thường xuyên nói chuyện sẽ rút ra được kinh nghiệm, vì không có trường lớp nào dạy vấn đề này. Nếu có dạy cũng chỉ là dạy lý thuyết, còn nếu họ có dạy thực hành thì cũng chỉ là thực hành của cái lý thuyết không có thực tế.

Mục đích của việc nói chuyện cởi mở là làm rõ những điều chưa hiểu về đối tác, từ đó tạo ra môi trường dễ hiểu nhau hơn. Khi bắt đầu làm việc, chúng ta đã tìm hiểu được đối tác của mình, biết điều nào phù hợp và điều nào không phù hợp. Mục đích là tăng cường khả năng phát huy thế mạnh, đồng thời giảm bớt những điểm không phải sở trường của họ, để công việc sau này thuận lợi hơn.

Cách tiếp cận của mỗi người là khác nhau; ai cũng có thế mạnh riêng. Nếu hiểu nhau và phát triển được thế mạnh, công việc sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Trong công việc, những điều không làm được cũng cần được thẳng thắn thừa nhận. Mọi người thường tập trung vào những gì mình làm được, vì sợ rằng nếu người khác biết điều mình không làm được, sẽ mất mặt. Nhưng trong công việc, đây là một chuỗi hệ thống được xây dựng lâu dài. Những điều không làm được cần được đưa ra để cùng giải quyết. Tránh né vấn đề chỉ dẫn đến những bất lợi, và nếu không nói ra, khi có vấn đề xảy ra, chúng ta sẽ không biết cách giải quyết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *