Tất cả các vấn đề sảy ra đều liên quan đến việc trước khi làm chúng ta không nghĩ đến vấn đề bảo vệ. Để thành lập phương án bảo vệ tài sản trước khi nó bị mất hay giảm thiểu rủi ro mất mát, thì việc đầu tiên là hãy nghĩ đến một khoản phí đầu tiên chúng ta bỏ ra để bảo vệ tài sản hay mạng sống.
Theo tâm lý chúng ta luôn nghĩ những gì chúng ta làm, lên kế hoạch đều đã được bẩy lỗi hết rồi, mọi người luôn luôn tự tin cho rằng mình làm đúng, mình khôn ngoan. Mọi người làm luôn nghĩ đến thành công chả ai làm mà nghĩ mình sẽ thất bại.
Thêm nữa là thói quen, khi làm đến đâu gặp trở ngại chúng ta mới nghĩ đến vấn đề sửa lỗi đến đó, thói quen khi bắt tay vào làm chúng ta không tìm hiểu thông tin rõ ràng, không hỏi người có kinh nghiệm tư vấn, vì nghĩ rằng việc đó mất thời gian. Khi gặp trở ngại mới chạy loanh quanh đi tìm người giúp đỡ, lúc đó gặp ai cũng chia sẽ vấn đề thất bại, vướng mắc của mình.
Các lỗ hổng bảo mật làm chúng ta mất dữ liệu, những kẻ phá hoại và những kẻ ở trong bóng tối luôn túc trực khi những sơ hở của chúng ta lộ ra là chúng móc túi lúc nào không hay biết.
Bạn có biết mỗi lần chúng ta bị phạt và mất một khoản tiền lớn làm mình phải bị đau đầu đau tim. Phạt vì vi phạm giao thông, phạt vì đi trễ, phạt vì làm việc sai quy định, phạt vì không đóng tiền đúng hạn. Mọi khoản phạt đó khi chúng ta sơ hở.
Trong các trận chiến chúng ta luôn bị kẻ thù đánh trúng điểm yếu, những chổ chúng ta để sơ hở, không để ý. Trong cuộc chiến giữ Việt nam và Quân đội Mỹ. Mỹ là lực lượng nhiều tiền, vũ khó tối tân, vì điều đó mà họ đánh giá rất thấp quân đội Việt nam. Họ tư kiêu và chính vì vậy mà bị quân đội Việt nam đánh bại nhờ chiến thuật du kích hiệu quả của Phe Việt nam. Buộc Mỹ phải rút lui vào năm 1973.
Trong vấn đề tài chính cũng vậy, khi chúng ta làm ra một số tiền nhưng không biết bảo vệ số tiền chúng ta làm ra sẽ thất thoát hay bị mất, đau khổ nhất là những người họ không có tiền, vì một lý do nào đó họ phải đi mượn tiền rồi đầu tư, họ chỉ nghĩ đến thành công, không nghĩ đến thất bại, khi thất bại xảy ra họ mất hết tiền đang có và cả số tiền mượn của người thân hay vay ngân hàng, từ lúc có só tiền thành bị âm tiền. Tôi biết có nhiều bạn trẻ vì đam mê làm giàu, khi kiến thức chưa đủ họ cược một khoản tiền quá lớn, đến khi mở ra công việc kinh doanh và bị thất bại vì chi phí quá cao, tiền mặt bằng, tiền điện, nước, tiền thuế phải trả. Họ gánh quá nhiều chi phí trong khi đó khách hàng quá ít, không đủ doanh thu đầu vào. Cuối cùng họ phải phá sản.
Chúng ta bắt tay vào làm gì việc đầu tiên là hãy tìm ra phương pháp bảo vệ tài sản của mình trước tiên. Vấn đề do chúng ta tham làm giàu nhanh, nên bỏ qua việc suy nghĩ trước khi làm, chúng ta chạy quá nhanh để không kịp suy nghĩ về vấn đề, trở ngại. Chúng ta ngại hỏi và học hỏi phương pháp thành công của những người thành công đi trước. Vấn đề thứ hai là chúng ta bỏ thời gian ra nghiên cứu sau đó lại không chịu cược số tiền nhỏ để thử sai trước. Nếu thất bại có mất hết tiền thì đó cũng chỉ là số tiền nhỏ, vẫn còn vốn để làm tiếp, còn thành công nhỏ khi cược sốn tiền nhỏ, nó không sao, tiền lời ít cũng được, lần sau khi có cơ hội chúng ta tiếp tục làm giống phương pháp cược nhỏ cho đến khi chúng ta thấy có kết quả tốt hãy cược lớn. Dĩ nhiên đừng cược hết số tiền mình có. Vì việc chúng ta làm phải trải qua quá trình lâu dài, không thể một sớm một chiều mà thành công ngay được. Hay. Nghĩ đến giá trị lâu dài.
Nhiều người khi họ thất bại nó làm họ quá đau đớn đến mức sợ hãi và từ bỏ. Nhiều thanh niên mới ra trường lao vào mở quán cafe, mở quán ăn. Họ được truyền ta là mở quán cafe tiền thuê mặt bằng, tiền thuê nhân viên và vốn không có bao nhiêu nhưng bán được một lý cafe họ lời gấp 5, 7 lần giá vốn, thêm nữa họ không phải đi làm cho ai. Sinh viên sau khi ra trường và nhân viên đi làm họ muốn tự do nên việc mở quán cafe, quán ăn làm họ được tự do, nhưng từ khi quán được khai trương thì bao biêu việc họ phải xử lý, thậm chí tolet bị tắc họ cũng phải làm. Rồi bao nhiêu vấn để về nhà cung cấp không được như ý, đến việc nhà nước vào để quản lý họ phải báo cáo… trong khi đó họ chưa được đào tạo cơ bản về tài chính và maảkting, rồi cách đào tạo nhân sự, quy vòng dòng tiền…. họ bị quá tải dẫn đến thất bại. Sợ hãi sau đó cầm lại tấm bằng đi tìm việc làm. Họ bị thị trường dạy cho bài học và nó làm hon mất mát quá nhiều dẫn đến sợ hãi.
Khi chúng ta làm hãy đặt câu hỏi cho mình trước là nếu mất hết số tiền bỏ ra đầu tư nó có gay nên đau đớn hay không? Nếu nó gây đau đơn nhiều thì tốt hơn hết tiếp tục đi học thêm kiến thức để khi đủ kiến thức lúc đó bắt tay vào làm và lỡ mất hết số tiền cược cũng có thể còn tiền để cho cuộc thử nghiệm tiếp theo. Luyện tập nhiều lần. Mỗi khẩu súng được thiết kế chế tạo đưa vào thử nghiệm phải trải qua từ 100 đến 300 phát đạn mới đo được độ chính xác. Còn các thí nghiệm trên con người phải qua vài ngàn ca mới đưa vào thực tiễn.
Phương pháp bảo vệ. Việc đầu tiên là phải ngừng lại vài phút trước khi bắt đầu, mình phải làm gì để bảo vệ nếu lỡ gặp vấn đề xảy ra. Đây là câu hỏi luôn luôn đặt ra khi chúng ta bắt tay vào làm. Đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt. Trả lời cho hết tất cả phương án. Nếu có những câu hỏi không biết trả lời thì việc đầu tiên là đi tìm chuyên gia từ nghiên cứu sách tài liệu, sau đó đi tìm người thành công để có thông tin chính xác rõ ràng. Không có thông tin chính xác rõ ràng thì đừng làm.
Thử nhỏ trước, lỡ có mất thì vẫn còn vốn để làm tiếp. Chấp nhận bỏ ra số tiền để học hỏi, để mua biện pháp bảo vệ tránh mất tài sản hay mất hết sẽ làm mình đau đớn quá mức cần thiết. Làm tới đâu ghi lại nhật ký tới đó vì não chúng ta nhiều khi chỉ nhớ thất bại, còn thành công thì nó nhanh quên. Học phương pháp 80/20 để không có gì là tròn trịa như ý muốn, chỉ cần đạt 80% yêu cầu coi như thành công. Lập phương pháp bảo vệ nó rất quan trọng, vì bạn sẽ mất hết tài sản và cả tính mạng nếu không tính đến.