Trong thế giới tự nhiên, mọi vật chất đều có lẫn tạp chất. Không thể tìm ra một vật chất nào chỉ tồn tại một mình. Có thể một số tạp chất trộn lẫn rất ít nên được coi như bằng không. Tại sao vàng không bao giờ có 100% là vàng, mà chỉ có 9999, tức là 0.001% tạp chất lẫn bên trong? Chính vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta không bao giờ đạt được 100% như ý muốn. Trong thế giới con người, trong cùng một khu vực cũng có nhiều sắc tộc sống chung, trộn lẫn nhiều nền văn hóa.
Dễ nhận thấy hơn, trong một gia đình cũng có người giỏi và người không giỏi. Bạn có thể nghĩ rằng có nhiều gia đình mà tất cả thành viên đều thành công, nhưng thực tế là có mức độ khác nhau. Hãy hình dung rằng trên thước đo sự thành công cũng có thành công ít, thành công nhiều, và không có một tiêu chuẩn nào để đo lường được.
Các công ty ngày nay tạo ra sản phẩm, mỗi sản phẩm đều có sai sót nhưng vẫn được đưa ra thị trường. Khi chúng ta mua chiếc tivi, chúng ta trả 100% tiền, nhưng khi mang về nhà, nó có thể gây ra nhiều phiền phức như thiết kế quá thô, màn hình không sáng, nút điều khiển không nhạy, hoặc có thể màn hình đẹp nhưng thiết kế không được ưa nhìn. Nhưng chúng ta không thể yêu cầu nhà sản xuất giảm giá. Thực tế, nếu họ làm một sản phẩm gần như đúng ý bạn, thì giá của nó sẽ rất cao. Chắc chắn người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để sở hữu nó. Chiếc điện thoại iPhone được đánh giá cao, nhưng khi sử dụng, cũng có nhiều lỗi bất tiện như thiết kế đơn điệu, không cài đặt được phần mềm trên Android. Khi bạn mua một chiếc iPhone, bạn không thể yêu cầu người bán giảm giá vì sản phẩm này quá to hoặc quá nặng so với bạn. Chắc chắn người bán không muốn giảm giá.
Giáo dục hiện đại đòi hỏi mọi người phải hoàn hảo, làm bài thi phải đạt điểm 10. Các cuộc thi thể thao cũng yêu cầu vận động viên về đích. Mục đích cuối cùng là tìm kiếm sự hoàn hảo. Trong lý thuyết, bạn có thể làm được điểm 10 hoàn hảo, nhưng thực tế thì không thể nào đạt được.
Mọi người luôn tìm kiếm sự hoàn hảo, làm gì cũng phải hoàn hảo. Nếu có một chút không đạt yêu cầu, họ cũng cáu gắt. Họ luôn đặt yêu cầu cao và bắt mọi người làm việc để tạo ra giá trị 100%, nhưng họ không hiểu rằng thực tế không cho phép chúng ta làm điều đó, vì đó là bản chất của tự nhiên mà chúng ta không thể thay đổi. Bạn không thể bắt mặt trời tắt nắng hay bắt trái đất ngừng quay. Khi sống trong vũ trụ này, việc tuân theo quy luật là điều cần thiết.
Cái khổ khi bị mất 1% giống như họ mất tất cả. Tôi làm phụ huynh của con tôi, và những đứa bạn học cùng lớp. Khi bạn của nó thi được điểm 9, nó khóc như mất tất cả, vì sao không được điểm 10. Thậm chí, cha mẹ nó còn lên nhóm chat phụ huynh than phiền với cô giáo rằng tại sao con tôi không đạt điểm 10 khi nó làm đúng tất cả. Tôi đã giải thích với con rằng trong cuộc sống, chúng ta cầu mong hạnh phúc và sự hoàn hảo vì lý do tâm lý áp lực xã hội. Người ta đánh giá một con người dựa trên thành tích và vẻ đẹp, dẫn đến mong muốn đạt được sự hoàn hảo. Khi đạt được sự hoàn hảo, mọi người thường nhận được sự công nhận và tôn trọng từ người khác, điều này tạo động lực để theo đuổi sự hoàn hảo. Nhiều người cảm thấy rằng nếu không đạt được sự hoàn hảo, họ sẽ thất bại hoặc không đủ, dẫn đến áp lực.
Con người thường để ý đến cái mất nhiều hơn rất nhiều. Khi con họ được điểm 9, họ không nhìn thấy những gì đạt được, chỉ thấy cái mất đi, làm sao để có thể lấy lại. Họ áp lực lên chính cuộc sống của họ, còn cái được họ ít quan tâm.
Hãy tập sống biết cho đi. Khi chúng ta có được 10 phần trong cuộc sống này, hãy nhận 1 phần cho mình 9 phần còn lại cho người khác. Nếu chúng ta thực hành thường xuyên, áp lực sẽ bớt đi. Khi suy nghĩ may mắn vì có được 1 phần, bạn sẽ thấy điều đó có giá trị hơn việc không có gì. Vũ trụ luôn trả lại công xứng đáng với những gì chúng ta bỏ công sức ra. Chỉ khi chúng ta không hiểu cách vũ trụ vận hành, ta mới nảy sinh ra suy nghĩ về việc mất mát. Khi làm nhiều việc tốt, thế giới này sẽ trả thưởng cho chúng ta mà không cần phải đi đòi. Đó là sự kỳ diệu của thế giới đang vận hành.
Bạn có thấy điều đó không? Thời kỳ chưa có đồng tiền, người ta trao đổi giá trị với nhau thông qua vật phẩm. Rất dễ nhận thấy, nhưng trong thời đại này, có những điều vô hình không cho chúng ta thấy nhưng vẫn đang tồn tại. Tôi ra ngoài đường, những lúc thấy người già yếu, tôi thường biếu ít tiền. Tôi cho đi nhưng nhận lại sự an yên trong lòng, cảm thấy thoải mái khi cho. Đó có phải là phần thưởng khi chúng ta làm một việc và cho đi giá trị, nhận được giá trị không phải trực tiếp từ người nhận mà từ vũ trụ không?
Tập sống biết đủ và lấy đúng số mình có, còn để chừa cho người khác. Trong xã hội ngày nay, ai có nhiều tiền, nhiều của cải vật chất thường được tôn trọng. Càng nhiều tiền, càng nhiều nhà cửa, xe cộ, người ta càng đánh giá cao bạn. Điều này làm cho chúng ta ngộ nhận rằng có nhiều tài sản sẽ mang lại hạnh phúc và sự hoàn hảo. Nhưng thực tế, bạn đã lấy đi của nhiều người để gom lại cho mình. Khi bạn ngồi trên đống tiền, có quá nhiều tiền hay nhiều xe, nhiều nhà, bạn sẽ tạo ra sự phiền phức. Khi có nhiều tiền, bạn phải suy nghĩ làm sao để không bị mất. Cách duy nhất là gửi ngân hàng, nhưng khi đến ngân hàng, bạn phải tự đọc và hiểu làm sao để gửi tiền tiết kiệm. Còn về xe cộ, không có chiếc xe nào không bị hư hỏng. Bạn đi thì nó nhanh hỏng; không đi thì cũng phải lau chùi. Một ngày nào đó, chiếc xe yêu quý của bạn gặp sự cố, bạn gọi bảo hiểm, họ sẽ mang lại cho bạn nhiều phiền phức, và lúc này bạn phải cố gắng đọc và học để làm sao bảo hiểm thanh toán cho mình.
Vậy thì có thật sự sung sướng khi bạn có nhiều tài sản không? Hay bạn phải gồng gánh thêm áp lực? Người Nhật Bản trước kia cũng muốn tạo ra cuộc sống tốt đẹp. Họ tìm mọi cách để phát minh những chiếc máy giúp ích cho gia đình như máy giặt, tủ lạnh, lò nướng. Những thiết bị này giúp họ không phải làm thủ công, tạo ra sự thoải mái, nhưng lại trở thành một bài toán ngược. Khi trong nhà họ đủ đầy mọi thiết bị, họ lại gặp vấn đề về công năng. Máy móc có thể hư hỏng, mất thời gian sửa chữa, và đau đầu khi không biết phải làm gì khi chiếc máy giặt trục trặc. Ngày nay, người Nhật sống tối giản nhất có thể, họ vứt bỏ đồ đạc và sống trong không gian trống rỗng, tạo cảm giác thoải mái hơn.
Hãy tập sống và làm việc để cho nhiều hơn là nhận ít hơn. Chúng ta hiểu rằng cuộc sống, nếu mình nhận được 80%, thì 20% còn lại hãy dành cho người khác. Hoặc mình lấy 70% cho người khác 30% còn lại là mức hoàn hảo tối đa. Bản chất vấn đề là hãy cho đi, thì bạn sẽ nhận được phần thưởng tương xứng với những gì mà bạn đã cho đi. Thực hành thường xuyên để nó trở thành thói quen. Khi thói quen hình thành trong trí não, cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn, không chỉ cho bản thân mà cho cả xã hội.