Thanh niên trẻ không có người hướng dẫn rất dễ đi lạc đường

Ngày trước người ta làm nông nghiệp, không như bây giờ đất nước phát triển, đối với người nông dân họ chỉ truyền kinh nghiệm, người con trai chỉ đi theo cha mình làm những việc nhỏ khi còn nhỏ tuổi và lớn lên đến giai đoạn nào thì sẽ học hỏi công việc ở tuổi đó, nên họ không ghi chép lại vào giấy. Người nông dân họ học được kinh nghiệm và truyền từ đời này sang đời khác, họ thành công trong việc tạo được người kế thừa, người kế thừa họ hưởng được cả giá trị kinh nghiệm và cả giá trị đạo đức. Khi họ là những người thế thệ thứ 2, thứ 3 họ vẫn kế nhiệm và phát huy.

Từ ngày có công xưởng, bắt đầu cơ chế truyền kiến thức thay đổi, Một số người vào trường học để học hỏi kinh nghiệm, sau khi họ học xong ra họ mới đào tạo lại cho những người không đi học. Thì nhiều người thấy việc truyền đạt kiến thức không mấy vất vả và lúc này họ thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, tức mình chỉ cần ngồi trong phòng chỉ cho người khác lương cao hơn, và không phải ra ngoài nắng. Lúc này xã hội đã thay đổi từ làm nông nghiệp thô sơ sang nông nghiệp tiến tiến. Nên cũng phải cần thay đổi một số bộ phận sang giấy tờ. Lúc này áp dụng khoa học vào nông nghiệp thì phải cần những người bỏ công sức ra học hỏi cái mới rồi truyền đạt lại cho người khác.

Sự mất cân bằng ở chổ này. Vì khi đào tạo trong phòng ít đào tạo thực tiễn. Người thầy lúc này họ chỉ chú tâm đến vấn đề kỹ thuật, còn về đạo đức họ không quan tâm, vì sau giờ học nhà ai người đó về họ không gặp nhau để ở cùng nhau, sống cùng nhau như cha con hay thầy trò theo kiểu học nghề truyền thống. Một thế hệ qua đi đến thế hệ tiếp theo, cái dạy vẫn theo phương thức truyền đạt kỹ thuật, ai học giỏi thì ra làm chức vụ cao, rồi họ quên đi vấn đề dạy đạo đức, vì ở trường người ta đến học thì đâu cần phải sống chung, không chung chạ thì ít xảy ra vấn đề, hay có dạy đạo đức cũng chỉ là phụ không quan trọng quá.

Sau này người giỏi kỹ thuật họ ra đi làm, họ bắt đầu gặp trở ngại lúc đó họ không thể quay lại trường để hỏi thầy, vì thầy chỉ dạy lý thuyết không có thực tế. Và có hỏi cũng hạn chế vì thầy ít kinh nghiệm thực tế, phần lớn thời gian thầy ở trong trường đâu có giờ đi làm ở ngoài, lâu ngày lụt nghề. Nhưng vấn đề đạo đức nó góp phần quan trọng để mình tiến lên học thêm những kinh nghiệm thực tế. Người ở thực tế họ là những người đang làm, nhưng họ không giỏi về lý thuyết vì có thể họ học xong lý thuyết nhưng thực tế áp dụng không được bao nhiêu phần trăm, rồi mỗi năm công nghệ thay đổi họ không theo kịp. Đến khi có người hỏi họ cũng không biết chỉ làm sao vì họ không có kiến thức sư phạm. Tiếp tục người học xong kỹ thuật họ không biết cách nào để hỏi người ngoài đời thực sự, nên cách họ hỏi làm người nhận thông tin khó hiểu và làm cho vấn đề trở nên phức tạp thêm. Dần dần việc học và hỏi nó bị cản trở bởi nhiều yếu tố mặt mũi, hay bị ảnh hưởng bởi cách nhìn nhận vấn đề, mỗi người đứng ở 1 góc độ khác nhau nên họ hiểu khác nhau và việc giải thích cực kỳ khó khăn. Sau đó họ thành thói quen tự làm, tự chịu trách nhiệm và tự đúc kết kinh nghiệm nhưng vấn đề này nó lại bị ảnh hưởng là lâu rất lâu mới thành công được.

Ngày xưa, người ta đào tạo một con người phải trải qua khoảng thời gian ít nhất từ 1 đến 2 năm chỉ cho một nghề. Ngày nay, vì áp lực xã hội, người ta muốn học nhanh để kiếm tiền, nên thường bỏ qua các bước về đạo đức, luyện tập sự tỉ mỉ và cần cù. Thông thường, để đào tạo một chuyên gia, phải mất từ 4 đến 5 năm, vì trong một chuyên ngành có nhiều môn học khác nhau. Để một kỹ sư ra trường đi làm, họ cần phải biết cách sử dụng máy tính, học các môn xác suất thống kê, và cả môn quốc phòng. Do đó, thời gian đào tạo kéo dài tới 4 đến 5 năm mới có thể ra trường đi làm. Mỗi chuyên ngành thường kéo dài từ 4 đến 5 năm, bao gồm nhiều môn học không liên quan đến ngành nghề chính.

Tại sao những người giỏi họ dễ vướng vào lao tù và họ cũng là người có tài năng, bởi vì những người giỏi họ mới có nhiều hành động hơn người bình thường, khi họ hành động nó trải qua một chuỗi hành trình để đến thành công, đôi khi họ không nắm bắt được luật pháp vì luật pháp nó rất rộng nếu chúng ta làm việc cứ mỗi lần làm là mở luật pháp ra thì chúng ta khó để thực hiện dự án, nên khi một thanh niên trẻ họ lao ra làm việc họ sẽ tìm hướng đi dễ dàng đến thành công, đôi khi hướng đi nhanh nó lại vướng vào pháp luật và họ không biết việc làm không đúng pháp luật nên họ cứ tiếp tục từ sai lầm nó dẫn đến sai lầm lớn hơn, giống như khi mình làm bị dính 1 dấu tích nó sẽ theo mình suốt quãng đường sau đó. Cho đến khi sự việc nổ ra lớn hơn, thanh niên trẻ họ không dừng lại được vì công sức từ trước họ bỏ ra quá nhiều giờ ngừng lại thì dẫn đến thất bại, buộc họ làm liều. Tại thời điểm làm liều sẽ có 2 vấn đề sảy ra họ chỉ biết lựa chọn tiếp tục con đường không đúng pháp luật để đi, còn con đường đúng pháp luật là phải dừng lại và tìm cách xóa hết dấu tích nó rất khó.

Vấn đề Thanh niên trẻ vì áp lực xã hội cộng với những chàng trai trẻ từ khi 3 tuổi họ thích làm siêu nhân, thích trở thành anh hùng giải cứu thế giới. Những bộ đồ siêu nhân anh hùng hay những chiếc áo khoác quàng qua người như người vĩ đại nó ngấm ngầm trong máu những đứa bé trẻ trai, đến khi lớn lên nó cũng muốn những việc nó làm mang sự mạnh mẽ, bảo vệ những người xung quanh. Mặt khác chàng trai trẻ họ bị áp lực lớn từ xã hội buộc họ phải thành công, nó đẩy những người trai trẻ đi lạc đường vì không ai cũng may mắn có người dẫn đường, chúng ta hình dung một vật thể khi nó bay để điều hướng không dễ chút nào, nên người tra trẻ khi họ mắc sai lầm nó ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của họ.

Họ thiếu người dẫn đường, những sai lầm phần lớn là họ không biết sao là đúng, sao là sai, nên không có hướng dẫn, kim chỉ đường họ rất khó khăn trong việc định hướng, mặc dù những người trai trẻ họ đi theo logic nhưng cảm xúc nó cũng chi phối họ, vì cảm xúc nó đẩy những thanh niên như thuốc kích thích làm tăng tính mạnh mẽ dẫn đến họ cần phải làm nhanh hơn, họ sợ bị bỏ lỡ. Không có 1 mốc thời gian nào để thành công nên họ cứ lao ra để làm bất chấp mọi rào cảng từ gia đình cũng như xã hội, họ sẽ làm cho đến khi nào gặp trở ngại đến lúc đó họ mới dừng lại, vì thất bại nó làm đau đớn, phải qua 1 năm nỗi đau nó quên đi rồi họ sẽ tiếp tục làm nữa, Nhiều áp lực dẫn đến sai lầm hết lần này đến lần khác, lúc đó họ sẽ nghĩ cách nào nhanh nhất để lấy lại vốn liếng, công sức, thời gian bị mất sau thất bại. Nó giống như họ chơi 1 ván bài lúc đầu vì đánh nhỏ nên họ thắng, đến khi họ cược lớn thì số tiền mất họ bắt đầu tìm cách gở lại, có khi thành công, có hi gỡ không được họ sẽ dùng phương thức chơi ăn gian, lúc này nhiều thế lực sẽ để ý đến, khi những người trẻ họ chơi ăn gian để thắng nhanh thì lúc này họ sẽ bị lộ ra nhiều khuyết điểm dẫn đến sai lầm cực lớn. Sai lầm lúc này nó đẩy họ đến 1 con đường tù tội. Bản chất người trai trẻ họ không muốn làm việc xấu nhưng vì họ không biết cách để trở thành người tốt, Không có người dẫn đường nên họ sẽ bị sai lầm.

Nếu người trai trẻ được sinh ra trong gia đình có người cha mạnh mẽ, họ sẽ đứng phía sau quang sát và họ dạy người trai trẻ đó từ lúc mới lọt lòng, khi chàng trai lớn lên sẽ biết cái nào đúng, cái nào sai để họ tránh. Nếu sai lầm dẫn đến bờ vực họ sẽ nhận ra từ lúc họ bắt đầu, lúc đó họ rẽ hướng đi khác, nó tránh được sai lầm thất bại, Khi họ bước đi không trúng hầm, họ sẽ nhanh thành công hơn, còn người xụp hầm nhiều họ được cái giá cho họ sự mạnh mẽ, nhưng đôi khi thử thách lớn quá làm họ sợ hãi. Mới ra đời mà bị con cọp rượt rồi thì khi nó làm gì cũng nghĩ đến nỗi sợ đó.

Có một câu chuyện về 1 chàng trai. Anh là con út trong gia đình, từ khi được sinh ra cuộc sống gia đình bắt đầu khó khăn. Mẹ anh phải ra ngoài buôn bán kiếm thêm thu nhật, bình thường mẹ anh ở nhà phụ giúp công việc cùng ba anh, nhưng với gia đình đông con mẹ anh không thể ở nhà, mà phải ra ngoài buôn bán kiếm thêm tiền về nuôi con. Là con út anh phải chứng kiến cảnh ba mẹ anh phải tất bật mưu sinh lo tiền ăn học cho các anh chị và đồ ăn thức uống trong gia đình. Có lúc Ba mẹ phải đi xa vào tận Sài gòn để mua hàng hóa về bán, Cảnh anh chị em tự lo cho bản thân, tự nấu ăn, tự chăm sóc bản thân, có lần ba mẹ không có nhà, Chị cả mua đậu rựa về nấu chè cho mấy đứa em ăn, sau khi ăn xong cả nhà đề xay vì mầm đậu rựa rất độc, say ói hết 5 anh chị em, may mắn đứa em út không ăn nên không bị sao, còn các anh chị nó đều bị trúng độc mầm đậu rựa, lúc đó Ba mẹ về mới thấy vậy rồi đưa đi bệnh viện.

Cuộc sống bắt đầu khó khăn hơn vì các anh chị đã lớn và đã đi học, tiền học phí, tiền ăn phải chi tiêu hàng ngày, người con út phải chứng kiến cảnh chị lớn chưa đủ tuổi vị thành niên phải đi theo mẹ để buôn bán ở chợ, chị học hết 12 là nghỉ và đi theo mẹ làm việc luôn, còn những anh chị khác thì vẫn tiếp tục học.

Cuộc sống cứ trôi qua, cho đến lúc người con út lên Cấp 2, lúc đó anh chị đi học ở xa, việc nhà đều do con út đảm nhận, việc đi chợ, nấu ăn, quét nhà lau nhà, mọi việc nhà đề em út làm hết. Thường việc đi chợ là chị 4 lo, giờ chị 4 đi học xa tận Đà nẵng nên đứa em út đảm nhận việc đi chợ mua đồ ăn nấu ăn cho cả nhà. Con trai đi chợ, lúc đó ở chợ gần như tất cả là phụ nữ bà cô… chỉ duy nhất mỗi anh là con trai ở giữa chợ lúc đó. Cảm giác không được thoải mái nhưng vì đảm nhận trách nhiệm phải hoàn thành.

Mẹ đi từ sáng sớm bán buôn tới trời tối mịt mới về. Người con út chứng kiến nhiều cung bậc trong cuộc sống, phần lớn là thiếu tiền, hết gạo, có lúc phải đi mượn gạo về nấu, có lần hết đồ ăn phải ăn đỡ mì tôm hay trứng chiên. rồi thời gian cũng đến lúc Chị hai lấy chồng, Chị lấy một người cũng bình thường, đám cưới cũng bình thường, lúc đó người em út cảm thấy rất buồn khi nhà không lo nỗi một cái đám cưới đàn hoàng cho chị hai. Cảm thấy buồn nhưng lúc đó không biết làm gì cả, chỉ biết nhìn và chịu đựng, vì gia đình mình vậy thì chịu chứ làm gì bây giờ. Đến lúc lên cấp 3 là lúc tất cả anh chị không còn ở trong gia đình, người thì theo chồng, các anh chị còn lại đi học xa. Cảnh nhà cửa trống trơn, đi học hay về nhà cũng chỉ ở với Ba. Ba thì lo làm có bao giờ dành thời gian cho con. Cảm giác lúc đó thật buồn, sao nhà mình không khá giả hơn 1 chút để mẹ không phải ra ngoài làm việc.

Có lần anh con út được mẹ dẫn đi Sài gòn chơi, sau khi đi 1 quảng đường dài cũng đến Sài gòn, thành phố đông đúc, đứng bên trong bến xe nhìn ra cổng sao nó xa quá. Lần đầu tiên đến một nơi sao nó rộng lớn quá thể. Mấy anh taxi đứng xếp hàng thật ngay ngắn, lúc đó còn nhớ là xe taxi 6 số 1, màu vàng. các anh taxi đậu xe bên trong bến xe, giờ là bến xe miền đông. Anh út ước nguyện sau khi học hết cấp 3 anh sẽ vào sài gòn lập nghiệp muốn đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn, vì ở nhà phải chứng kiến cảnh ba mẹ chạy cơm từng bữa. Rồi tốt nghiệp 12 xong. Anh nói với ba mẹ nguyện vọng con muốn vào Sài gòn để học. Bạ mẹ đồng ý và anh cắp ba lô vào Sài gòn học tiếp tục.

Cuộc sống xa nhà lúc đầu hơn không quen, nhưng rồi anh cũng nhanh hòa đồng, sự thật là lúc anh còn nhỏ việc đi chợ nấu ăn, làm việc nhà nó đã giúp anh vượt qua vấn đề khó khăn sau khi xa nhà, anh tự lo cho mình được. Số tiền ba mẹ gởi vào anh tự lo cho mình, Anh biết tự đi chợ, tự nấu ăn, tự lo cuộc sống một mình, không khác gì với ở quê, chỉ khác là xa nhà một chút. Rồi anh bắt đầu học, vừa học vừa làm anh cũng ra trường tìm việc làm, công việc lập trình viên máy tính, đi làm được 2 năm anh quyết định ra làm riêng. Không như mong đợi, hết lần này đến lần khác anh thất bại liên miên, Công ty mở ra hoạt động đâu được 2 năm là đóng cửa vì không có khách hàng, không có những dự án lớn, còn dự án nhỏ thì không đủ tiền cho việc vận hành. Tiếp tục anh hết tiền chạy đi tìm việc, tích lũy được một ít tiền lại quay lại mở công ty, rồi tiếp tục thất bại vì lần này không như lần trước thất bại nhẹ hơn ít lỗ vốn hơn.

Nhưng không bỏ cuộc anh tiếp tục tìm ngành nghề khác, không làm nghề công nghệ thông tin nữa, vì công việc này không dễ để thành công vì anh nghĩ ở Việt nam khó để học xâu công nghệ, chỉ học được cái ngọn, đến khi vấn đề xảy ra mình không biết làm sao can thiệp sâu vào hệ thống bản mạch hay phần nền của phần mềm.

Anh quyết định ra buôn bán, anh tìm cách xuất hàng hóa Việt nam ra nước ngoài để bán. Công việc thuận lợi, anh mở 2, 3 chi nhánh ở nước ngoài, anh bay đi bay về thường xuyên vì công việc bắt anh phải nhập hàng rồi xuất hàng, mặc dù có nhân viên nhưng anh vẫn thích tự mình làm. Công ty hoạt động cũng được 5 năm, rồi cũng thất bại vì anh không phải là người bản xứ nên việc làm giấy tờ công ty phải người khác đứng tên, khi anh làm ăn được nhiều người bắt đầu không vui, nên họ muốn bắt chước công việc của anh, một số nhân viên họ tự ra mở, tự nhập hàng nên anh mất một lượng khách hàng lớn.

Đây là lý do tại sao chúng ta phải có người dẫn đường, người đó họ đã thành công rồi họ chỉ cho mình, vì tự mình mày mò rất khó, ở trong gia đình thì đơn giản, nhưng khi ra ngoài xã hội mọi người tranh dành quyền lợi, tranh dành lợi ích, nên việc tồn tại phát triển nó cần phải có phương pháp. Sau lần thất bại đó anh đi tìm người học hỏi.

Người thầy đầu tiên cũng là người bạn của anh. Anh Bala là người Ấn độ. Anh đi làm cho những hãng lớn, anh là giám đốc điều hành CEO. Anh cũng xuất thân trong gia đình nghèo, anh vượt khó học xuất sắc và nhận được học bổng, anh rất giỏi những con số. Thấy Bala bắt đầu chỉ dạy cho anh trưởng thành hơn, dạy anh phương pháp tìm kiếm khách hàng, chỉ dạy anh cách để tồn tại. Tất cả đều có phương pháp hết nhưng vì chúng ta không được học. Nhiều người họ biết họ không có thời gian để chỉ, nên khi mình muốn học mình phải tự trải nghiệm rồi tự học là chính.

Học cùng với có người hướng dẫn rồi từ từ anh trở lại làm việc, lần này anh làm ít tiền hơn, nhưng lợi nhuận sau doanh thu lại rất cao. Còn trước kia doanh thu rất cao nhưng lợi nhuận thì ít, tức bán ra rất nhiều nhưng bù lại chi phí đầu tư cũng không nhỏ. còn bây giờ anh bỏ ra chi phí thấp nên tiền sau khi bán hàng anh trừ đi tiền mua hàng còn tiền lợi nhuận bỏ túi thì nhiều. Cộng với lúc trước anh làm bao nhiêu tiền là mua sắm, còn bây giờ anh làm ra tiền là cất giữ chờ cơ hội tốt mới dùng tiền đó để làm, không vộ vã đưa tiền trở lại thị trường. đây cũng là phương pháp nâng cao tư duy khi làm ra số tiền lớn, phải để cho tư duy tăng lên từ từ đến kịp với số tiền mình làm ra.

Trong câu chuyện là sự nỗ lực rất lớn của đứa con út. Đây là hành trình của một người đi mà không có người hướng dẫn, nên gặp rất nhiều khó khăn, từ thất bại này đến thất bại khác. Điều mà cậu út có được là những kỹ năng mềm, như khả năng tự lo cho bản thân khi xa nhà. Đây cũng là bước đệm giúp cậu không bị quá đau đớn, vì mỗi lần thất bại, cậu cũng tự lo cho chính mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *